Nam Viet Xanh group
Trang chủ
Giới thiệu
Dịch vụ
Khách hàng
Tin tức
Liên hệ
 
Xử phạt 3 cơ sở gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi gần 4 tỷ đồng 

Thứ Tư, 18/05/2016
Ngày 17/5, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ký ban hành 3 Quyết định: số 174/QĐ-XPVPHC, 175/QĐ-XPVPHC và 176/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với 3 đơn vị: Công ty TNHH Một thành viên Tân Hiếu Hưng; Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình và Cơ sở chăn nuôi lợn Nguyễn Ngọc Sáng đối với việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường sông Bưởi, với tổng số tiền 3 tỷ 904,16 triệu đồng.

Vụ cá chết trên sông Bưởi: Công ty mía đường Hòa Bình đền bù hơn 1,4 tỷ đồng cho các hộ bị thiệt hạiVIDEO: Xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Bưởi khiến cá chết hàng loạt
Theo đó, tại Quyết định số 174, Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Một thành viên Tân Hiếu Hưng (Công ty Tân Hiếu Hưng) có địa chỉ xóm Bùi, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình với số tiền 1.926.666.300 đồng.
Do Công ty Tân Hiếu Hưng không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện không đúng nội dung yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường; không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định; đổ, thải chất thải rắn thông thường không đúng quy định… Ngoài việc phạt tiền, Công ty phải đình chỉ và khắc phục hậu quả vi phạm do các hành vi vi phạm hành chính nêu trên gây ra.


Quyết định xử phạt gần 4 tỷ đồng đối với 3 công ty, cơ sở chăn nuôi xả thải ra sông Bưởi dẫn tới cá chết hàng loạt có hiệu lực thi hành kể từ hôm nay 17/5. Ảnh: Duy Tuyên
Đặc biệt Công ty thực hiện ngay các biện pháp khắc phục cụ thể như lập bổ sung thiết kế cơ sở đối với các công trình bảo vệ môi trường theo quy định và khẩn trương cải tạo, nâng cấp và xây dựng bổ sung hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT cột A (kq=0,9, kf=1) trước khi thải vào mương thoát nước ra sông Bưởi; cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thu gom nước mưa…

Công ty phải lập nhật ký vận hành, sổ theo dõi hóa chất và nguyên vật liệu sử dụng, lắp đặt đồng hồ công tơ điện riêng biệt cho Trạm xử lý nước thải tập trung; lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với nước thải sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường (các thông số giám sát gồm lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, SS, COD, Amonia, Tổng N).

Cửa xả nước thải ra mương thoát (nơi tiếp nhận nước thải) phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường…

Buộc Công ty Tân Hiếu Hưng phải báo cáo kế hoạch khắc phục xong các hậu quả vi phạm nêu trên, gửi hồ sơ thiết kế xây dựng về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và Tổng cục Môi trường trước ngày 20/6/2016; hoàn thành việc khắc phục các hậu quả vi phạm và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và Tổng cục Môi trường trước ngày 30/9/2016 để kiểm tra, giám sát và xác nhận hoàn thành theo quy định.

Tại Quyết định số 175, Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình có địa chỉ tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình với tổng số tiền 1.783.332.600 đồng.

Theo Quyết định này, Công ty CP Mía đường Hòa Bình bị phạt do đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính như: Không lập, phê duyệt Kế hoạch quản lý môi trường theo quy định; không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định; đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 5m 3 (hoặc tấn) đến dưới 10m 3 trái quy định; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần…

Bộ quyết định đình chỉ hoạt động của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày 20/5/2016. Buộc Công ty phải đình chỉ và khắc phục hậu quả vi phạm do các hành vi vi phạm hành chính nêu trên gây ra, đặc biệt thực hiện ngay các biện pháp khắc phục như lập thiết kế cơ sở đối với các công trình bảo vệ môi trường theo quy định; Công ty phải lập nhật ký vận hành, sổ theo dõi hóa chất và nguyên vật liệu sử dụng, lắp đặt đồng hồ công tơ điện riêng biệt cho Trạm xử lý nước thải tập trung; Công ty phải cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý khí thải đảm bảo khí thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của QCVN19:2009/BTNMT, cột A, (kp=0,8, kv=1); cải tạo khu lưu giữ chất thải công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại theo quy định hiện hành.

Công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Kinh phí đền bù thiệt hại về kinh tế do Công ty thống nhất với các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trên cơ sở kết quả thống kê thiệt hại của tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hòa Bình. Thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Bưởi do hành vi vi phạm hành chính của Công ty gây ra…

Tại Quyết định số 176, Bộ quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với ông Nguyễn Ngọc Sáng (chủ Cơ sở chăn nuôi lợn Nguyễn Ngọc Sáng) có địa chỉ tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình số tiền 194.166.300 đồng.

Cơ sở chăn nuôi lợn Nguyễn Ngọc Sáng bị xử phạt vì đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính như: Không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định; xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung cam kết bảo vệ môi trường; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên…Đình chỉ hoạt động xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của Cơ sở trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Ngoài xử phạt tiền và đình chỉ xả thải, chủ Cơ sở phải đình chỉ và khắc phục hậu quả vi phạm do các hành vi vi phạm hành chính nêu trên gây ra, đặc biệt thực hiện ngay các biện pháp khắc phục.

Cụ thể chủ cơ sở phải lập bổ sung thiết kế cơ sở đối với các công trình bảo vệ môi trường theo quy định (thiết kế này nằm trong thiết kế cơ sở của Cơ sở); khẩn trương cải tạo, nâng cấp và xây dựng bổ sung hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT:2016/BTNMT cột A (kq=1, kf=1) trước khi thải vào mương thoát nước ra sông Bưởi; cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thu gom nước mưa của Cơ sở.

Ngoài ra, chủ Cơ sở phải lập nhật ký vận hành, sổ theo dõi hóa chất và nguyên vật liệu sử dụng, lắp đặt đồng hồ công tơ điện riêng biệt cho hệ thống xử lý nước thải; vận hành đúng quy trình của hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường.

Chủ Cơ sở phải có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi đảm bảo khí thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; cải tạo khu lưu giữ chất thải chăn nuôi, chất thải nguy hại theo quy định hiện hành…

TTXVN


Bình Phước: Trại nuôi lợn của ông Đào Huy Quyền gây ô nhiễm giữa khu dân cư
Vi phạm quy định về BVMT trong chăn nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Phạt Cty TNHH Daeyang Hà Nội hơn 200 triệu đồng
Bắt tại trận công ty Cá Vàng xả thải ra sông Cỏ May
1
 

Website chúng tôi đang trong quá trình cập nhật thông tin.

Cảm ơn Quý khách đã ghé thăm!

  Skype : Skype
  Yahoo :
  Zalo :  
  Viber :  
  : 0901.958.999
  : 0913.415.490

1) Công ty phát triển hạ tầng KCN Phú Thọ : Xử lý nước thải tại KCN Thụy Vân/Phú Thọ với lưu lượng nước thải trên 3.000 m 3 /ngày đêm. Nước thải tại KCN Thụy Vân luôn đạt và vượt cột B theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ( QCVN 40:2011/BTNMT).

2) Nhà máy chế biến cao su thuộc công ty TNHH MTV cao su Krông Buk/ Đắc Lắc . Công suất nước thải 500 m 3 /ngày đêm.

3) Nhà máy chế biến cà phê quả tươi thuộc công ty TNHH MTV cao su Krông Buk . Công suất nước thải 550 m 3 /ngày đêm với công suất khoảng 10.000-12.000 tấn quả/vụ. Chế phẩm vi sinh đã phân giải hoàn toàn các loại cặn bã có trong nước thải. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột B của QCVN 40:2011/BTNMT.

4) Công ty CP giấy Giấy Lam Sơn Thanh Hóa chuyên sản xuất bao bì công nghiệp với công suất 10.000 tấn/năm

5) Công ty CP giấy Mục sơn Thanh Hóa Lưu lượng nước xả thải trên 200 m 3 /ngày đêm.


6) Nhà máy cồn Xuân Lộc -Tổng công ty mía đường 2 với lưu lượng xả thải 180m 3 /ngày đêm.

7) Công ty TNHH MTV nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm/ Đồng Nai với công suất xả thải 3.500m 3 /ngày bảo đảm đạt tiêu chuẩn nước thải loại B theo quy định của nhà nước


8) Công ty TNHH mía đường Nghệ An Tate & Lyle với công suất 80.000-100.000 tấn/năm. Lưu lượng nước thải khoảng 2.000m 3 /ngày đêm.


9) Công ty TNHH mía đường Sơn La với công suất xả thải khoảng 2.500m 3 /ngày đêm.

10) Nhà máy chế biến tinh bột sắn Vedan Hà Tĩnh với công suất thiết kế 400 tấn củ tươi/ngày, lưu lượng xả thải trên 2.500 m 3 /ngày đêm.


11) Công ty TNHH Seshine Việt Nam/Phú Thọ : Xử lý nước thải sinh hoạt cho khoảng 4.000 công nhân

Xem tiếp tại đây-->

Cung cấp thiết bị, thi công và xử lý hệ thống nước thải trang trại chăn nuôi heo tại Lào. Thuộc:
CÔNG TY TNHH BMC LÀO-VIÊNG
Trụ sở chính: bản Viêng-khăm/huyện Xỉ-khột Ta-bong/ thủ đô Viêng-chăn/Lào. Trang trại này do tập đoàn CP Thái Lan cung cấp con giống và thức ăn. Hiện đang nuôi 2.000 con. Dự kiến nuôi 5.000 con.
 
 
 
  Công ty cổ phần công nghệ môi trường Nam Việt Xanh
Địa chỉ: 36 Chu Mạnh Trinh - TP. Đà Nẵng
Email : dungmp@namvietxanhgroup.com
Hotline:
0901.958.999 Mr. Dũng
0989.006.422 Mr. Tú